Các bạn có bao giờ thắc mắc rác thải sinh hoạt là gì, ảnh hưởng như thế và xử lý nó ra sao không? Cùng Tài Nguyên Green tìm hiểu nha!
- Rác thải sinh hoạt (RTSH) là gì?
RTSH là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, khu xử lý chất thải…RTSH do chính con người thải ra trong đời sống hàng ngày như bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây hay những đồ vật hư hỏng, không thể sử dụng được.
- RTSH có những loại nào?
Rác hữu cơ: dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Như các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại chai lọ, hộp, vỏ lon thực phẩm bỏ đi,…
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải, gồm các loại bao bì dùng để bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilong, hộp nhựa….
- Ảnh hưởng đến từ rác thải sinh hoạt
–Ảnh hưởng môi trường nước : khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi. Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.
-Ảnh hưởng môi trường không khí: quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.
-Ảnh hưởng môi trường đất : trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
- Vậy làm thế nào giảm thiểu, tái chế hóa và vô hại hóa các chất thải?
Giảm thiểu hóa là quá trình giảm tiêu thụ tài nguyên và phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu chất thải (bao gồm cả khối lượng và trọng lượng).
Vô hại hóa giúp giảm thiểu và tránh các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người trong toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy rác.
Để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải thông qua một dự án có hệ thống quản lý toàn bộ quá trình và xử lý toàn diện.
Khuyến khích lối sống xanh như tiêu dùng hợp lý và các khái niệm công nghiệp sinh thái như thiết kế sản phẩm xanh để giảm lượng rác thải sinh hoạt. Từ đó giảm áp lực đối với việc xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt; áp dụng phương pháp phân loại, thu gom rác thải phù hợp với điều kiện nước ta và đặc điểm từng khu vực, tăng tỷ lệ rác tái chế và giảm khối lượng xử lý cuối cùng của rác thải;
Áp dụng kết hợp các công nghệ xử lý phù hợp trong khu vực và thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt một cách vô hại với điều kiện ít tác động nhất đến môi trường của khu vực và giảm thiểu tác động lâu dài của rác thải sinh hoạt.